Loading
Nông sản là một phần quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Với các hiệp định thương mại tự do được ký kết và đàm phán, góp phần giảm thiểu thuế nhập khẩu và tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế.
Tháng 12/2022, xuất khẩu các sản phẩm ngành nông nghiệp đạt 4 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm nay đạt khoảng 53,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Con số này đã tăng 9,3% so với năm 2021.
Riêng về xuất khẩu trái cây năm 2022 cán mốc trên 3 tỷ đô.
Năm 2022 là năm khá thành công của xuất khẩu trái cây vì có nhiều thị trường mới, nguồn cung cũng dồi dào, gần Tết nhưng tình hình biên giới lưu thông tốt... Các sản phẩm như: chuối, sầu riêng, chanh dây xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; nhãn tươi nhập khẩu vào Nhật Bản; bưởi da xanh, chanh được nhập khẩu vào thị trường New Zealand.
Trước đấy có 11 loại trái cây của Việt Nam hiện được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc gồm: Vải thiều, nhãn, dưa hấu, thanh long, chôm chôm, chuối, mít, xoài, măng cụt và sầu riêng, chanh leo. Từ ngày 10/11/2022, có thêm tổ yến, khoai lang được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.
Như vậy Việt Nam đang có 13 loại nông sản xuất chính ngạch vào thị trường nước này. Đồng thời, Việt Nam cũng có 6 loại trái cây tươi được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ gồm: Xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Bưởi da xanh là loại trái cây thứ 7 vừa được phép xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Về cơ cấu thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu số 1, chiếm gần 59% thị phần, thứ hai là Hoa Kỳ, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Đài Loan…
Với đà tăng của xuất khẩu trái cây & rau củ quả như hiện nay, dự báo năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái cây & rau củ quả của Việt Nam sẽ tăng 20 - 30% so với năm 2022. Việc đa dạng hóa thị trường, đổi mới phương thức tiêu thụ, đa dạng phương thức vận chuyển giúp nông sản Việt tự tin xuất ngoại, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mang lại lợi ích cho người nông dân.
VIZEE